Một quán cafe ngoài phong cách, decor, không gian thu hút thì quầy bar cũng nên được chú trọng. Quầy bar là mặt tiền, nơi quan trọng đặc trưng của một quán cafe. Quầy bar phải vừa phù hợp, vừa thu hút, bắt mắt vừa sạch sẽ, gọn gàng mới có thể níu chân khách hàng quay trở lại. Hãy cùng SMJA tham khảo các nguyên tắc và những điều cần lưu ý khi thiết kế quầy bar của một quán cafe nhé!

Nguyên tắc thiết kế quầy bar cafe

  • Mặt trước quầy bar:
    Là khu vực tiếp khách, khách hàng sẽ nhìn thấy tổng quát khu vực trưng bày, được đón tiếp, order nước uống và có thể quan sát bartender biểu diễn tài nghệ pha chế. Vì thế quầy bar nên được thiết kế trông gọn gàng, lịch sự, tầm cao trung bình từ 80-100cm để nhân viên có thể nhìn ra quan sát bên ngoài và khách hàng có thể chú ý đến trang trí bên trong.
Mặt trước quầy bar trang trí nhẹ nhàng, tôn được sản phẩm đến khách hàng
Hình 1: Mặt trước quầy bar trang trí nhẹ nhàng, tôn được sản phẩm đến khách hàng
  • Khu vực trong quầy bar:
    Bên trong quầy bar được xem như nhà bếp, nên sắp xếp hợp lí, gọn gàng để khách hàng có cái nhìn thiện cảm với quán. Máy xay cafe nên đặt ở trung tâm, hướng ra ngoài, tủ đựng đá nên đặt sát góc trong, thùng rác đặt khuất tầm nhìn của khách, bồn rửa đặt gần khu vực pha chế để tiện sử dụng.
Bên trong quầy bar thiết kế gọn gàng, theo chiều để dễ dàng sắp xếp, vận hành
Hình 2: Bên trong quầy bar thiết kế gọn gàng, theo chiều để dễ dàng sắp xếp, vận hành
  • Khu vực phía sau quầy bar:
    Phía sau quầy bar thường là vách tường có trang trí logo quán, menu và các bảng ghi chú cần thiết, nên trang trí nhẹ nhàng, tránh rườm rà vướng víu khi pha chế.
Phía sau quầy bar là logo, menu, đèn trang trí,...
Hình 3: Phía sau quầy bar là logo, menu, đèn trang trí,…

Những điều cần lưu ý khi thiết kế quầy bar

  • Thứ nhất là kiểu dáng và kích thước: có nhiều kiểu dáng phổ biến như kiểu chữ L, U, O,…Tùy vào diện tích tổng của quán cafe mà quầy bar có hình dáng và kích thước hợp lí. Thông thường kích thước của quầy bar tối thiểu là 7m2, vừa đủ để đặt các vật dụng chế biến thường dùng.
  • Thứ hai, vật liệu: Nên chọn vật liệu phù hợp, có đủ công năng chống nước, chống ẩm, bề mặt bền, chịu được lực tác động mạnh,..Mặt bàn quầy bar thường là đá, gạch hoặc gỗ nhân tạo chống ẩm mốc, có thể xây quầy bằng xi măng để kiên cố hoặc cũng có thể thiết kế từ gỗ, đá có thể di chuyển được.
Quầy bar có vật liệu phù hợp với tổng thể không gian quán cafe
HÌnh 4: Quầy bar có vật liệu phù hợp với tổng thể không gian quán cafe
  • Phân chia khu vực, vị trí đặt dụng cụ trong quầy bar: Khi thiết kế phải đảm bảo được tính một chiều, thuận tiện nhằm phát huy tối đa công suất làm việc cho nhân viên. Quầy bar phải sắp xếp thuận tiện cho quá trình làm việc không bị gián đoạn.
Các khu vực được phân chia rõ ràng để dễ lấy dụng cụ và làm việc được nhanh chóng hơn
Hình 5: Các khu vực được phân chia rõ ràng để dễ lấy dụng cụ và làm việc được nhanh chóng hơn
  • Chú ý thiết kế đường dây diện nước của quầy bar: Năng suất hoạt động của quán còn phụ thuộc một phần vào các thiết bị điện nước, nếu các đường dây điện hoặc nước gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên và doanh thu của quán sẽ bị chậm lại. Hãy đảm bảo công suất điện, nước luôn hoạt động tốt để các thiết bị được vận hành đều đặn.

Các nguyên tắc và lưu ý khi thiết kế quầy bar được SMJA tổng hợp dựa trên kinh nghiệm thiết kế cho nhiều quán cafe với nhiều phong cách khác nhau, cả Quách Thái Công khi thiết kế cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản này để hoàn thành thiết kế một cách phù hợp nhất. Hãy alo cho SMJA khi bạn muốn thiết kế một quán cafe riêng của mình với chi phí thiết kế tốt nhất nhé !

Xem thêm: Vì sao quán cafe phong cách Hàn Quốc đang trở thành xu hướng

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok