Khi chúng ta đề cập đến Hải Phòng mà lại không đề cập đến Nhà Hát Lớn Hải Phòng thì quả là môt thiếu sót lớn. Đây chính là một trong 3 nhà hát lớn tại Việt Nam và được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp. Trong thời Pháp thuộc, nơi đây được xem như là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người Pháp nói riêng và người bản xứ giàu có thời điểm đó nói chung và từ sau ngày giải phóng Hải Phòng đến nay, Nhà hát thành phố luôn là trung tâm sinh hoạt chính trị – văn hóa của thành phố, đặc biệt là trong dịp Giải phóng Hải Phòng 13/5 hàng năm và trong thời khắc Tết đến, xuân về. Vậy các bạn hãy cùng SMJA tìm hiểu về kiến trúc nhà hát lớn Hải Phòng – Biểu Tượng tiêu biểu của đất cảng nhé !!!

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ HÁT LỚN HẢI PHÒNG

Công trình nhà hát lớn được xây dựng nằm ngay giữa lòng trung tâm thành phố, được xây trên nền chợ cổ của làng An Biên, là khu vực trung tâm cũ của thành phố Hải Phòng, là điểm tiếp nối của ba khu vực kiến trúc Pháp – Hoa – Việt trước đây .

Với sự hình thành của thành phố Hải Phòng, người Pháp còn cho xây dựng các công trình văn hóa phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ của tư bản Pháp và quan lại bản xứ, tư sản Việt Nam. Với nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhóm giai cấp này ngày một lớn, đòi hỏi cần phải có một nhà hát . Từ đó dẫn đến sự ra đời của Nhà hát lớn Hải Phòng .

Nhà Hát Lớn Hải Phòng nhìn từ một góc đường
Hình 1: Nhà Hát Lớn Hải Phòng nhìn từ một góc đường

Sau 8 năm ròng rã xây dựng, đến năm 1912 thì công trình này đã hoàn thành và được đặt tên là “nhà hát Tây” và trở thành nơi sinh hoạt văn hóa và chính trị quan trọng của người Pháp cùng những người bản xứ giàu có. Đặc biệt nơi đây còn là nhân chứng lịch sử đầy hào hùng cho biết bao quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ của dân tộc ta .

Qua những giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc to lớn thì tháng 12/2015 vừa rồi, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đã công nhận công trình này là Di tích cấp quốc gia .

2. KIẾN TRÚC TRONG VÀ NGOÀI NHÀ HÁT LỚN HẢI PHÒNG

2.1. KIẾN TRÚC BÊN NGOÀI NHÀ HÁT LỚN:

Hải Phòng đã vốn đã rất nổi tiếng với người dân đất nước Việt Nam ta bởi những đặc sản và những giá trị mĩ miều ở nơi đây và nơi đây cũng được người dân ưu ái với tên gọi thật lãng mạn “Thành Phố Hoa Phượng Đỏ”.

Nhà Hát Lớn Hải Phòng được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp và hầu hết vật liệu cũng được chuyển từ Pháp qua Việt Nam nên hầu như vẫn giữ gần nguyên mẫu của Nhà Hát Lớn tại Paris, nhìn chung kiến trúc nhà hát lớn Hải Phòng toát lên một vẻ đẹp mà chất liệu được pha trộn giữa sự cổ điển và hiện đại, thể hiện sự đi lên và phát triển vượt bậc của toàn dân tộc .

Với lối kiến trúc 2 tầng đồ sộ với tổng 100 cửa ra vào và cửa sổ, đồng thời được sơn màu vàng nổi bật giữa nền trời xanh bao la. Cùng với đó là 4 cột trụ màu trắng được thiết kế theo lối côranhđiêng áp sát vào tường để làm tăng độ vững cho tường, cũng như tạo điểm nhấn cho tòa nhà.

Đặc biệt, phần mặt tiền được thiết kế theo kết cấu đối xứng chặt chẽ theo phương ngang, từ khoảng cách giữa các cột, các ô cửa cho đến các họa tiết trang trí, tạo thành một vẻ đẹp hoàn mỹ không tỳ vết.

Nhưng một điểm đặc biệt không thể không kể đến ở Kiến Trúc Nhà Hát Lớn Hải Phòng đó chính là hình tượng chiếc đàn Lia – một biểu tượng cao quý của ấm nhạc, được điêu khắc trên cánh cửa, khiến ai ghé thăm cũng không thể không dừng lại chiêm ngưỡng.

Trước mặt, khi các bạn bước chân vào nhà hát sẽ là một đài phun nước lớn với nhiều màu sắc nghệ thuật kết hợp cùng đèn hoa đã góp phần tạo nên hình tượng Nhà Hát thêm lung linh đầy màu sắc trong mắt khách đến thăm quan .

Nét kiến trúc bên ngoài Nhà Hát Lớn Hải Phòng
Hình 2: Nét kiến trúc bên ngoài Nhà Hát Lớn Hải Phòng

2.2. KIẾN TRÚC BÊN TRONG NHÀ HÁT LỚN :

Trái với nét kiến trúc bên ngoài mang đậm một vẻ đẹp cứng cáp, thẳng tắp thì bên trong nhà hát lại mang đến cho chúng ta một cảm giác, một cái nhìn khác bằng việc tận dụng các đường cong và mái vòm  theo kiểu Gothic để tạo nhịp điệu và những không gian sinh động, hút mắt và cũng như tạo thêm tiếng vang và tôn thêm chiều cao cho nhà hát

Tầng 2 là khán phòng chính, chuyên để tố chức các sự kiện quan trọng, với 400 ghế ngồi được bọc nhung đỏ sang – xịn – mịn

Không gian bên trong nhà hát

Hình 3: Không gian bên trong nhà hát

Phía trên sân khấu có để tượng hình thần âm nhạc- vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Bên phải, bên trái sân khấu là phòng trang điểm, phòng nghỉ của diễn thì cửa sổ được sử dụng kính cách âm, rất tiện nghi và hiện đại. Nghệ thuật kiến trúc gây ấn tượng mạnh bằng trang trí cầu kỳ kết hợp với những đường cong mềm mại. Nguyên vật liệu xây dựng nhà hát được chuyển từ Pháp sang, thợ Việt Nam thi công dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp

Hai bên hành lang được được thiết kế thành đường cong ôm lấy hội trường chính, tiện cho khán giả ra vào và thông thoáng. Ánh sáng tự nhiên lọt qua ô cửa sổ hòa cùng ánh đèn tạo nên không gian huyền ảo thể hiện sự coi trọng sự hiệu quả của thị giác, sự hòa hợp giữa hiện thực và hư ảo, sự tương phản bóng tối và ánh sáng, giữa tỷ lệ và nhịp điệu của vật liệu.

Phòng bên trong nhà hát dùng để tổ chức hội thảo
Hình 4: Phòng bên trong nhà hát dùng để tổ chức hội thảo

Ngoài hội trường lớn dành cho việc tổ chức các sự kiện quan trọng, trên tầng 2 cũng như chung quan tòa nhà còn được thiết kế, bố trí gần 10 phòng lớn nhỏ phục vụ cho hội họp, thảo luận. Không gian bên trong khá lớn với tầng 1 là tiền sảnh – nơi chuyên để tiếp khách quý, có nội thất kiểu Âu sang chảnh và các họa tiết được trang trí tinh xảo, xa hoa tựa như một căn phòng hoàng gia vậy.

Những hình vẽ, họa tiết hoa văn bên trong và ngoài công trình tuy đã bị phai mờ, hư hỏng một phần theo thời gian. Nhưng đến đầu những năm 2000, thành phố Hải Phòng đã mời các chuyên gia phục chế theo tiêu bản gốc

những hình vẽ , họa tiết bên trong nhà hát
Hình 5: Những hình vẽ , họa tiết bên trong nhà hát

Giờ đây tuy chiến tranh đã được đẩy lùi, nhưng giờ đây kiến trúc nhà hát lớn Hải Phòng vẫn luôn được gìn giữ như muốn nhắc nhở cho chúng ta về quá trình giành độc lập đầy gian khổ của dân tộc. Nếu như có dịp đến với Hải Phòng, các bạn hãy bỏ chút thời gian đến đây và cùng nhau ngắm nhìn lá cờ tổ quốc tung bay trước bức chân dung Bác Hồ vĩ đại được treo khổ lớn ngay cửa chính, chắc chắn sẽ thấy lòng rạo rực tình yêu nước cho xem.

Sau khi tham quan kiến trúc Nhà hát Lớn Hải Phòng, bạn có ấn tượng với phong các thiết kế của nó nói chung và phong cách thiết kế nội thất của nó nói riêng. Đến với SMJA để tìm hiểu nhiều về các phong cách thiết kế nội thất hiện nay được ưa chuộng

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok