Ở Việt Nam, có lẽ không có nơi nào như Huế về sự giàu có bởi biểu tượng văn hóa vùng đất, thậm chí có những nơi người ta còn không thể tìm ra được biểu tượng riêng cho mình. Nhưng riêng mỗi khi nhắc đến kiến trúc đại nội Huế các bạn hãy nghĩ xem trong đầu mình sẽ nghĩ ra những nơi nào. Hôm nay SMJA sẽ dẫn dắt các bạn một lần nữa về vùng đất Huế thơ mộng nhưng không kém phần uy nghị . Khi đến với đại nội kinh thành Huế, chúng ta chắc chắn không thể bỏ qua nơi này _ nơi giao thoa giữa vương quyền và muôn dân xã tắc – Ngọ Môn – một trong 4 cổng dẫn vào Hoàng thành- Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Hoàng thành.
Hãy cùng SMJA tour đi sâu hơn vào kiến trúc Đại Nội Huế để tìm hiểu về Ngọ Môn nhé !
Là di tích kiến trúc thời Nguyễn, Ngọ Môn là một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến cố đô Huế. Đây là một quần thể kiến trúc đặc sắc và có giá trị trên nhiều phương diện, là hình ảnh tiêu biểu nhất mang tính biểu tượng của thành phố Huế, của quần thể di tích cố đô Huế – di sản văn hóa thế giới.
Đến thăm Đại Nội Huế, sau khi đã đi qua cửu vị thần công và kì đài ta sẽ được giáp mặt với Ngọ Môn và Ngũ Phụng Lầu. Đây không chỉ là cổng chính ra vào của Hoàng Thượng mà còn là biểu tượng của Vương Quyền – là nơi diễn ra những điển lễ quan trọng của đất nước dưới thời trị vì của các vị vua triều Nguyễn.
Đây cũng chính là nơi quan trọng, nơi diễn ra buổi lễ cuối cùng của triều Nguyễn – đánh dấu sự chấm hết của chế độ quân chủ trên đất nước ta .
1. VỀ VIỆC XÂY DỰNG NGỌ MÔN:
Năm 1802, sau khi đã thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long đã cho xây dựng Kinh Thành Huế với quy mô kiến trúc chúng ta vẫn đang thấy ngày nay .
Ngày ấy vị trí này là của Đoan Môn và Điện Càng Nguyên nhưng nơi đây lúc bây giờ lại không có kiến trúc cao lớn đồ sộ như Ngọ Môn và Lầu Ngũ Phụng hiện hữu .
Năm 1833 khi Nam Khuyết Đài bị giải thể hoàn toàn để xây dựng nên kiến trúc Ngọ Môn THAY CHO Đoan Môn xưa chỉ có ba lối đi thì Ngọ Môn lại được mở đến năm lối đi .
Ngọ Môn nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa trong Hoàng Thành. Về quy mô, Ngọ Môn cũng là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng Hoàng Thành. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của địa lý phong thủy Đông phương, thì phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý – ngọ” (Bắc – Nam). Cái tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không phải nghĩa về thời gian.
2. KIẾN TRÚC NGỌ MÔN – BIỂU TƯỢNG KIẾN TRÚC VĨNH HẰNG CỦA XỨ HUẾ :
Kiến trúc của Ngọ Môn là một phức hệ, có thể chia ra làm hai phần chính: Phần nền đài ở phía dưới và lầu Ngũ Phụng ở phía trên. Tuy tính chất và vật liệu xây dựng rất khác nhau nhưng hai thành phần này lại được thiết kế hài hòa với nhau, trở thành một tổng thể thống nhất.
2.1. Hệ thống nền đài:
Hệ thống nền đài Ngọ Môn được xây bằng gạch vồ và đá Thanh, kết hợp kim loại (đồng). Nền đài có mặt bằng hình chữ U vuông góc, lòng hướng ra ngoài Hoàng thành. Nền đài có mặt bằng hình chữ U vuông góc, lòng hướng ra ngoài Hoàng Thành; chiều dài đáy 57,77m, chiều dài cánh là 27,06m, chiều cao chung gần 5m; diện tích chiếm đất hơn 1560m2.
Ở phần giữa nền đài có 3 cửa đi song song nhau: Lối chính – Ngọ Môn – đây là cổng duy nhất chỉ có Hoàng Đế mới được ra vào, hai bên là các cửa được xây dựng bằng đá là tả Giáp Môn và hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ trong đoàn ngự đạo và ở trong lòng cánh chữ U mỗi bên có một cửa chạy xuyên qua lòng đài như đường hầm, lối ra – vào bên ngoài vuông góc với đường dũng đạo (trục chính). Hai lối này gọi là tả Dịch Môn và hữu Dịch Môn, dành cho quân lính và voi ngựa theo hầu được xây kết cấu theo lối cuốn vòm và đỉnh cổng có hình cung, còn ba cổng ở giữa lại được thiết kế và xây dựng vuông – thẳng.
Xung quanh mặt trên nền đài được bao bởi hệ thống lan can trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc.
2.2. Lầu Ngũ Phụng – Ngọ Môn :
Có câu ca dân gian nói về Ngọ Môn và Ngũ Phụng Lầu :
“ Ngọ Môn năm của chín lầu ”
Vậy các bạn có thắc mắc tại sao lạ có tên là Ngũ Phụng Lầu
Bởi thực chất quần thể này có năm tòa lầu chính , theo quan niệm con số này tượng trưng cho sự quyền lực trung tâm , quyền lực hướng về vua chúa .
Ngũ Phụng Lầu là một hệ thống kiến trúc được đặt trên Ngọ Môn, những hành lang kết nối với những tầng lầu có mặt bằng hình chữ U tương ứng với mặt bằng nền đài, ở đây cũng được dựng mái tương ứng trở thành bốn tòa lầu phụ tất cả đều được xây dựng một trệt một lầu mang tỉ lệ kiến trúc thanh thoát .
Lầu được dựng trên nền cao 1,14m xây trên đài, có các bậc cấp từ nền đài lên nền lầu. Khung của lầu Ngũ Phụng được làm bằng gỗ lim. Toàn bộ tòa lầu có 100 cây cột chẵn chống đỡ cho lầu Ngũ Phụng như tượng trưng cho bá tánh, cho trăm họ đang cố gắng chống đỡ, giữ gìn cả một triều đình. Thông qua những điều này kiến trúc Ngọ Môn như thể hiện cho chúng ta thấy được sự tồn vong của một vương triều xuất phát từ quần chúng nhân dân quan trọng như thế nào .
Có lẻ đó cũng chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhân dân thời xưa đã khéo léo lồng ghép gửi đến trong quá trình xây dựng Ngọ Môn.
Những hàng cột này vững bền và chặt chẽ đến mức cơn bão năm Thìn 1904 tuy mạnh đến mức làm gãy cả cây cầy Trường Tiền nhưng Lầu Ngũ Phụng vẫn đứng đó, vẫn uy nghiêm hứng trọn gió bão, hứng trọn những bào mòn của thời gian .
Mái tầng dưới được nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hành lang. Mái tầng trên chia làm 9 bộ với rất nhiều họa tiết hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát .
Lầu chính ở đây được lớp ngói màu vàng và là nơi vua ngự khi diênc ra sự kiện nơi đây .
Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Ngọ Môn có mặt phía trước hướng thẳng ra kì đài là Đàn Nam Giao nơi vua dùng để tế đất trời. Xa xa hơn nữa là núi Ngự Bình trông như bức bình phong áng ngự nơi Kinh Thành Huế .
3. TỔNG KẾT
Ngọ Môn không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế dù đã trải qua 180 năm với bao biến thiên của lịch sử dân tộc, có phải chăng là vì nơi đây là một nơi được đúc tụ với nguyên khí núi sông, là biểu tượng không thể bị hủy hoại mặc cho bao triều đại hưng phế. Đây là một kiệt tác, một đỉnh cao của kiến trúc đại nội Huế vượt lên trên cả yếu tố chính trị và thời cuộc. Nói đến đây SMJA chắc chắn Ngọ Môn xứng đáng đươc liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của Triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.
Hãy cùng SMJA note lại địa điểm này ngay nhé !