Lo lắng chăm sóc cho con cái đầy đủ và tự tay thiết kế cho con một căn phòng mơ ước có lẽ là hạnh phúc của tất cả bậc phụ huynh. Căn phòng nhỏ sẽ đồng hành cùng trẻ suốt một quá trình khôn lớn, là nơi mang đến năng lượng riêng cho bé. Nếu bạn đang băn khoăn khi thiết kế phòng ngủ cho trẻ nhỏ thì hãy cùng SMJA xem qua một số lưu ý này để vừa mang đến thẩm mỹ, thoải mái và an toàn cho bé nhé!

Thứ nhất, lựa chọn giường ngủ phù hợp

Không nên lựa chọn những chiếc giường đầy màu sắc và được sơn màu sặc sỡ. Nước sơn dễ gây dị ứng trên làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Thiết kế phòng ngủ cho trẻ nên lựa chọn những mẫu giường đơn giản với màu sắc nhẹ nàng, lựa chọn những chất liệu giường ngủ chắc chắn và tự nhiên như bằng gỗ sẽ mang đến sự an toàn cho trẻ nhỏ. Giường ngủ không thiết kế quá cao, cũng không nên sử dụng giường hộp có gầm thấp khó vệ sinh dễ tích tụ vi khuẩn gây hại.

Sử dụng giường nhỏ, gọn, có thành giường và không sử dụng sơn màu gây hại
Hình 1: Sử dụng giường nhỏ, gọn, có thành giường và không sử dụng sơn màu gây hại

Thứ hai, vật liệu các món nội thất phòng ngủ cho trẻ nhỏ

Một lưu ý hàng đầu khi thiết kế phòng ngủ cho trẻ nhỏ là lựa chọn vật liệu sử dụng. Gỗ là vật liệu tốt và an toàn, rất phù hợp để thiết kế nội thất cho phòng ngủ của bé, các vật liệu sắt nhọn, có khối lượng nặng, hoặc cồng kềnh không nên đặt vào phòng của bé vì chúng rất dễ gây nguy hiểm. Hạn chế sử dụng những nội thất có có chiều cao như tủ quần áo, tủ đựng đồ quá cao tầm với của bé để tránh bé leo trèo. Nội thất nên sử dụng vật liệu có chất lượng tốt, chống ẩm mốc, chống thấm để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Nên lựa chọn chất liệu gỗ an toàn và chất lượng để đảm bảo an toàn cho bé
Hình 2: Nên lựa chọn chất liệu gỗ an toàn và chất lượng để đảm bảo an toàn cho bé

Thứ ba, bố trí ánh sáng

Không nên sử dụng các dây đèn màu hoặc đèn chớp tắt trong phòng ngủ của bé, những nguồn ánh sáng màu và ánh sáng yếu sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này. Nên thiết kế cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên vào ban ngày phục vụ nhu cầu vui chơi và học tập của bé, và thiết kế ánh sáng trắng để cung cấp đủ ánh sáng giúp các hoạt động của bé không bị gián đoạn. Cửa sổ nên cách nền từ 1m-1m2, thiết kế rèm mỏng, và đặt thêm các song sắt đối với các chung cư cao tầng.

Bố trí cửa sổ với ánh sáng tự nhiên tốt giúp bé vui chơi và học tập tốt hơn
Hình 3: Bố trí cửa sổ với ánh sáng tự nhiên tốt giúp bé vui chơi và học tập tốt hơn

Thứ tư, nội thất trang trí phòng ngủ cho trẻ nhỏ

Phòng ngủ cho trẻ nhỏ không chỉ được xây dựng dựa trên sở thích của bố mẹ mà còn dựa trên ý muốn của bé. Các màu sắc phù hợp dành cho bé như hồng, xanh, vàng, đỏ, nên bổ sung dựa trên giới tính, sở thích và độ tuổi của bé. Trang trí đồng hồ treo tường để nhắc nhở trẻ nhỏ về thời gian, trang trí cây xanh dành riêng cho phòng ngủ để lọc không khí, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Nội thất trang trí nên tiết chế, không nên sử dụng quá nhiều món.

Sử dụng giấy dán tường màu sắc và tiết chế nội thất trang trí trong phòng ngủ cho trẻ
Hình 4: Sử dụng giấy dán tường màu sắc và tiết chế nội thất trang trí trong phòng ngủ cho trẻ

Thứ năm, chú ý các ổ cắm điện và đồ dùng bằng điện

Nên thiết kế ổ cắm điện ở xa tầm với hoặc phía sau các tủ đựng đồ, nên nhắc nhở trẻ không tự ý động tay vào các vật dụng điện. Hạn chế tối đa việc thiết kế nhiều ổ cắm điện và các món nội thất có sử dụng điện trong phòng của bé. Thiết kế cầu dao ngắt điện tự động để đảm bảo an toàn và phòng những trường hợp xấu.

Luôn cẩn trọng với các ổ cắm và thiết bị bằng điện trong phòng ngủ của trẻ
Hình 5: Luôn cẩn trọng với các ổ cắm và thiết bị bằng điện trong phòng ngủ của trẻ

Trẻ nhỏ ở bất kỳ độ tuổi nào thì cũng sẽ tinh nghịch và muốn khám phá nhiều hơn, bố mẹ khi thiết kế phòng ngủ cho trẻ nên để ý đến trạng thái và sở thích của trẻ, quan tâm chúng nhiều hơn. Phòng ngủ đẹp và thoải mái là một phần mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ. SMJA không ngần ngại chí sẻ những lo âu của quý khách, hãy alo cho chúng tôi để thiết kế phòng ngủ cho trẻ nhỏ ưng ý nhất nhé!

Xem thêm: 5 cách thiết kế nội thất đơn giản thoát cảnh nhà chật chội

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok