Đang dần trở thành xu hướng được ưa chuộng và lan rộng, gạch không nung là lựa chọn hàng đầu cho những ai quan tâm đến bảo vệ môi trường và sức khỏe. Vậy, gạch không nung là gì? Đặc tính của nó ra sao?…Cùng rất nhiều thắc mắc khác. Tất cả sẽ được SMJA Home trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.
Gạch không nung là gì?
Gạch không nung, hay còn được biết đến với các tên gọi như gạch block, gạch bê tông, gạch block bê tông, gạch bê tông cốt liệu, là một loại vật liệu xây dựng phổ biến trên thế giới, nhưng vẫn khá mới mẻ trong ngành xây dựng ở Việt Nam.
Loại gạch này được tạo thành từ phụ phẩm, phế thải và các nguyên liệu như mạt đá, xi măng, cát và phụ gia. Quá trình tạo hình và đóng rắn của gạch không nung không sử dụng nhiệt độ cao như gạch thông thường mà để khô tự nhiên hoặc khô bằng cách sử dụng nhiệt độ môi trường. Điều này giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và phát thải CO2, làm cho gạch không nung trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường và bền vững. Tuy vậy, nó vẫn đảm bảo các chỉ số cơ học và tiêu chuẩn sử dụng như cường độ nén, độ hút nước và độ rắn. Nhờ phản ứng hóa đá của các nguyên liệu tạo gạch mà chất liệu này càng sử dụng càng tăng độ bền theo thời gian.
Ưu nhược điểm của dòng gạch không nung
Ưu điểm
– Tăng hiệu quả kiến trúc: Gạch không nung có độ cứng và độ bền cao, khả năng cách nhiệt tốt, có thể thay thế các vật liệu cách nhiệt khác trên thị trường. Khả năng chống thấm, chống nước tốt giúp hạn chế sự hình thành rêu mốc trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra, gạch không nung còn có cường độ chịu lực cao và khả năng cách âm tốt.
– Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người: Quá trình sản xuất gạch không nung không sử dụng đất sét và không cần đến nhiệt, giúp giảm lượng khí CO2 thải ra khi đốt nóng bằng than, đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ tầng khí ozon.
– Tính linh hoạt và ứng dụng rộng rãi: Với nhiều loại sản phẩm, gạch không nung có thể được ứng dụng từ các công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng.
– Rút ngắn thời gian thi công và tối ưu chi phí cho công trình: Gạch không nung không cần trát mạch và tự động cứng sau khi gia công, không phụ thuộc vào thời tiết, giúp tiết kiệm thời gian và nhân công.
– Khả năng tái chế: Gạch không nung có thể tái chế, làm tăng tính bền vững và giảm thiểu lượng chất thải xây dựng.
Với những ưu điểm trên, gạch không nung được công nhận là vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường xây dựng ở Việt Nam.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, gạch không nung cũng gặp phải một số hạn chế nhất định như sau:
– Khả năng chịu lực theo phương ngang không cao, có thể làm giảm tính ổn định của công trình.
– Không phù hợp với các công trình kiến trúc có thiết kế phức tạp, nhiều góc cạnh, do gạch không nung thường khó điều chỉnh và cắt góc.
– Dễ gây ra tình trạng nứt tường do sự co giãn nhiệt đột ngột.
Phân loại các loại gạch không nung
#1 Gạch Block
Gạch Block:
Gạch Block, hay gạch bê tông, gạch xi măng cốt liệu, là một loại gạch không nung phổ biến nhất tại Việt Nam. Được chế tạo từ đá mạt, xi măng và các chất phụ gia, gạch Block đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật và cấu trúc kiến trúc.
– Ưu điểm: Gạch Block có khả năng chịu lực tốt, tỉ trọng lớn và đảm bảo độ bền của công trình. Nó cũng có khả năng cách nhiệt, chống thấm tốt và an toàn cho môi trường.
– Nhược điểm: Giá thành của gạch này khá cao, là một rào cản để sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam.
#2 Gạch bê tông nhẹ
– Gạch Bê Tông Khí Chưng Áp (AAC): Được sản xuất từ hỗn hợp cát, tro bay, xi măng và vôi, dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao. Có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm.
– Gạch Bê Tông Bọt Siêu Nhẹ: Sản xuất từ công nghệ tạo bọt khí trong kết cấu, giúp giảm trọng lượng của gạch. Có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt.
Tham khảo chi tiết: gạch bê tông siêu nhẹ
#3 Gạch không nung tự nhiên và Gạch ba banh
– Gạch Không Nung Tự Nhiên: Được cấu thành từ xi măng và cát, thông qua quá trình phong hóa đá bazan. Tuy nhiên, không phổ biến trên thị trường do quy mô sản xuất nhỏ.
– Gạch Ba Banh: Có nguồn gốc lâu đời tại Việt Nam, được sản xuất từ cát đen, xỉ than và vôi hoặc xi măng để liên kết. Dù có hạn chế về cường độ chịu lực và độ hút nước cao nhưng với giá thành hợp lý và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, gạch Ba Banh vẫn là lựa chọn được ưa chuộng cho những công trình không yêu cầu cao về sức chịu lực.
Kích thước và ứng dụng gạch không nung trong thực tế
Gạch không nung đa dạng về kích thước, mỗi loại phù hợp với một mục đích sử dụng cụ thể:
– Kích thước phổ biến cho các công trình phụ là 390x190x150mm.
– Đối với các công trình trong nhà, kích thước thường tương đương với gạch tuynel như 220x105x60mm, 210x100x60mm, 50x85x170mm (Gạch đặc hoặc gạch 02 lỗ); 220x150x106mm, 75x115x175mm (gạch 06 lỗ).
– Gạch không nung rỗng có kích thước như 390x190x190mm, 390x150x190mm, 400x200x200mm, 400x100x200mm… được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Có thể sử dụng gạch không nung cho các công trình phụ trợ nhỏ đến công trình nhà ở dân dụng lẫn công nghiệp như xây vỉa hè, xây tường, lát nền, làm lối đi,…
Các công trình lớn sử dụng gạch không nung ở Việt Nam: Keangnam Hà Nội Landmark Tower, Habico Tower, Khách sạn Horison, Hà Nội Hotel Plaza, Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Công trình Westbay 4 tòa tháp của Ecopark, Tổ hợp Eco City….
Hay các nhà máy lớn như: Nhà máy Samsung ở Bắc Ninh, nhà máy may mặc Ramatex, nhà máy ống nhựa EuroPipe,….
Báo giá gạch không nung hiện nay
Gạch block: 950 – 7.600 VND
Gạch đặc: 700 – 850 VND
Gạch rỗng 3 lỗ: 4.500 – 7.000 VND
Gạch rỗng 4 lỗ: 2.500 – 5.000 VND
Lưu ý: Giá có thể thay đổi theo thời gian và tùy vào đơn vị mà có giá sỉ và lẻ chênh lệch nhau
Nên chọn gạch không nung hay gạch đỏ khi xây nhà?
Tuy giá thành có phần nhỉnh hơn gạch đất nung nhưng dựa vào bảng so sánh trên có thể thấy gạch khung nung chiếm nhiều ưu điểm. Và tùy vào tính chất công trình và khả năng chi trả mà khách hàng có thể đưa ra lựa chọn sau cùng.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý khách có hiểu hơn về gạch không nung và tính ứng dụng của loại vật liệu này trên thị trường hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như tư vấn miễn phí Quý Khách có thể liên hệ với SMJA Home thông qua:
Hotline: 0933.987.589 – 0965.562.091
Email: smja.architect@gmail.com
Website: https://smjahome.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/smjahome.vn/