Nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng, Phố Cổ Hội An đã và đang luôn luôn thu hút khách du lịch từ khắp nơi không chỉ là trong nước mà còn cả những du khách nước ngoài đến đây tham quan. Nhắc đến Hội An là nhắc đến những bài thơ, là những di tích, danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người. Nhưng đối với người dân nơi đây, kiến trúc chùa Cầu không chỉ đơn giản là một biểu tượng của nền kiến trúc phố Cổ, mà nơi đây còn chính là nét đẹp tinh túy được kết tinh từ linh hồn của đất và con người Hội An nơi đây. Hãy cùng SMJA tour tìm hiểu về những điều bí mật, mới lạ về Chùa Cầu Hội An ngay nhé !
1. KIẾN TRÚC CHÙA CẦU ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO:
Được bắt qua một con rạch nhỏ của dòng sông Hoài, cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác thời gian kiến trúc chùa Cầu Nhật Bản được xây dựng, nhưng theo nhiều tài liệu sử sách ghi lại thì cây cầu độc đáo này được xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ 17 .
Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Kiến trúc Chùa Cầu từ lâu đã được gọi là Cầu Nhật Bản hay là Lai Viễn Kiều bởi vì cây cầu này được xây dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản trong quá trình giao lưu văn hóa ở Thương Cảng – Hội An khi xưa .
Nguồn gốc của tên gọi Lai Viễn Kiều là do vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đã đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa” và cũng với tên gọi này chúa đã tỏ rõ ý kêu gọi các thương nhân nước ngoài đến Hội An buôn bán. Hiện tại, trên cửa chính của chùa có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là “Lai Viễn Kiều”.
Đối với sự ra đời của cái tên Cầu Nhật Bản là vì theo truyền thuyết con thủy quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân thì ở Việt Nam, mỗi khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy những người Nhật đã xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật để giúp nhân dân có cuộc sống bình yên , ấm no .
Đến ngày 17/2/1990 Chùa Cầu được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, sau đó Cầu Nhật Bản được tôn vinh là biểu tượng của Hội An và kể từ đó hình ảnh của cây cầu này đã xuất hiện trên logo, băng rôn, quà lưu niệm gắn liền với phố cổ.
2.KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA CHÙA CẦU HỘI AN :
Kiến trúc chùa cầu Nhật Bản :
Bắc ngang qua nhánh sông nhỏ của con sông Hoài là một cây gỗ trụ đá với kiểu kiến trúc đặc trưng mang đậm nét Việt, mái ngói âm dương lợp kín cây cầu dài khoảng 18m nối hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú với nhau với lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Nhật Bản , phảng phất đâu đó một nét buồn miên man xứ Huế. nhưng vẫn không lẫn mất đi ánh sáng rực rỡ của sự lạc quan , ước muốn về một ngày mai tươi sáng của những người dân nơi đây .
Chùa Cầu dài 18m rộng 3m gồm 7 gian được làm bằng gỗ , sơn và chạm trổ kì công , tỉ mỉ với rất nhiều họa tiết hài hòa, công phu giữa các phong cách kiến trúc Hoa, Việt , Nhật . Đây là dừng chân cũng như là nơi nghỉ mát của nhiều du khách thăm quan . Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài đã góp phần làm tang them phần thơ mộng của kiến trúc phố Cổ nơi đây .
Ở hai đầu cầu có các tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng khỉ, một đầu là tượng chó. Tương truyền đây là những con vật mà người Nhật thờ tự, sùng bái từ xa xưa. Người dân địa phương đã miêu tả về chùa cầu với những bức tượng này như sau:
Chùa Cầu có bốn nàng tiên
Hai nàng tuổi Tuất, hai nàng tuổi Thân
Một sự kết hợp hoàn hảo với lối kiến trúc đan xen giữa sự oai nghiêm nhưng vẫn không kém phần nhẹ nhàng, hữu tình không lẫn vào đâu được nên đây chắc chắn là một điểm không thể bỏ qua đối với du khách đam mê checkin .
Kiến trúc bên trong chùa Cầu Hội An :
Sự tinh tế được toát lên ở đây khi những thợ xây dựng đã khéo léo đặt ngôi chùa trên một cây cầu với phía dưới là làn nước trong xanh biếc , phía trên là những áng mây và bên trong được bao bọc bởi nóc nhà , tạo nên cảm giác bình yên che chở giữa sự giao thoa hài hòa của nước và trời .
Chùa Cầu là đại diện tiêu biểu cho lối kiến trúc truyền thống của các nước phương Đông . Điểm đặc biệt thu hút khách du lịch đến đây đó là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.
Chùa này được người Hoa xây dựng để thờ cúng sau này. (Vì người dân địa phương xưa quan niệm rằng nơi đâu có không gian thờ cúng thì cũng được xem là chùa nên đặt nơi đây là chùa)
Nhìn từ xa, Chùa Cầu nổi bật với đường cong của mái che mềm mại, uyển chuyển, tựa như cầu vồng, làm bừng sáng một góc phố cổ, cổ kính mà lại hiện đại, trầm mặc mà lại rất nhộn nhịp, đa màu sắc từ văn hóa cho tới kiến trúc và tôn giáo.
Đặc biệt trên tờ tiên 20000 đồng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày, được in trên đó là hình ảnh chùa Cầu – là biểu tượng – là niềm tự hào_là tình yêu của người dân Phố Cổ nơi đây
Thời gian vẫn cứ trôi qua, nhưng chùa Cầu vẫn cứ nằm uy nghiêm ở đấy, để chứng kiến biết biết bao cuộc đời đã đi qua nơi phố cổ Hội An đầy thăng trầm. Đánh dấu những năm tháng giao thoa của nhiều ngành kiến trúc, những nền văn hóa độc đáo. Những lớp bụi thời gian tiếp theo sẽ không ngừng phủ lên, tưởng chừng có lúc công trình này sẽ đi vào lãng quên, nhưng không Chùa Cầu vẫn sẽ mãi đẹp như là trái tim ấm nóng của Hội An trong tim người dân và bao du khách. Đây không chỉ là địa điểm tham quan, khám phá mà còn để tìm chút thanh thản, bình yên cho những tâm hồn đã quá xáo động trong một thế kỉ đầy biến động, nhộn nhịp như ngày nay.
Hãy note lại địa điểm tuyệt vời này cùng SMJA bạn nhé !