Móng băng là một trong những loại nền móng rất dễ thi công vừa xây nhà đẹp mà lại còn không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, để xem móng băngcó thật sự phù hợp với công trình nhà mình hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đòi hỏi chủ đầu tư và thợ xây dựng phải am hiểu rõ ràng, tường tận bề móng băng cũng như các loại móng khác nhau và cách tính toán móng băng sao cho hợp lí. Thông qua bài viết này, SMJA sẽ chia sẻ cho các bạn rõ hơn và giúp các bạn có thể bỏ túi được cách tính toán móng băng giao thoa trong xây dựng sao cho vừa bảo đảm được việc xây nhà đẹp mà lại vừa hợp lý.

1. ĐÔI NÉT VỀ MÓNG BĂNG:

Móng băng là loại móng thường có kết cấu một dải dài, có thể độc lập (hay giao nhau theo hình chữ thập), được sử dụng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Móng băng có thể được xây dựng dưới các dạng móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như là độ cứng, độ lún của đất mà chúng ta quyết định sử dụng loại móng băng nào phù hợp. Để bảo đảm độ an toàn cho công trình.

Đối với mỗi công trình tùy độ lớn nhỏ khác nhau mà nhà đầu tư sẽ lựa chọn loại móng nào cho phù hợp và an toàn nhất. Tuy nhiên móng băng sẽ thường được sử dụng nhiều nhất ở các công trình nhà phố với quy mô từ 3-5 tầng.

Hình 1: Móng băng trong xây dựng có kết cấu một dải dài, có thể độc lập hoặc giao thoa nhau theo hình chữ thập

2. CẤU TẠO CỦA MÓNG BĂNG:

Cấu tạo móng băng gồm:

  • Dưới cùng của móng băng thường được đóng bằng cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông
  • Bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng, lớp bê tông lót móng.
  • Lớp bê tông lót dày có độ dày tiêu chuẩn: 100mm.
  • Kích thước bản móng tiêu chuẩn: (900-1200) x 350 (mm).
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300 x (500-700) (mm).
  • Thép dầm móng: Loại thép dọc 6Φ(18-22), loại thép đai Φ8a150.

Tùy vào vị trí đặt công trình có nền đất yếu hay cứng mà trong quá trình thi công nhà đầu tư có thể linh hoạt ứng biến tùy chỉnh linh hoạt độ dày hay loại thép sử dụng.

Hình 2: Cấu tạo của móng băng

3. PHÂN LOẠI MÓNG BĂNG:

Về độ cứng hoặc tính chất móng băng được chia thành 3 loại:

  • Móng mềm
  • Móng kết hợp.
  • Móng cứng

Về cấu tạo theo phương, móng băng được chia thành 2 loại:

  • Móng 1 phương: Móng được dùng theo 1 chiều duy nhất có thể là chiều ngang hoặc là chiều rộng của ngôi nhà. Các đường móng song song với nhau và khoảng cách sẽ phụ thuộc vào diện tích của công trình thi công.
  • Móng 2 phương: Các đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc và giao nhau như hình ô bàn cờ.
Hình 3: Móng băng là loại móng nhà có dạng hình dải dài dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của công trình, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập.

4. CÁCH TÍNH TOÁN MÓNG BĂNG (MÓNG BĂNG GIAO THOA) TIÊU CHUẨN:

  • Vẽ sơ đồ móng thật chi tiết
  • Chọn vật liệu làm móng
  • Chiều sâu chôn móng và chọn sơ bộ chiều cao dầm móng
  • Xác định sơ bộ kích thước móng
  • Kiểm tra ổn định đất nền trước
  • Tiến hành kiểm tra lún theo trạng thái giới hạn
  • Kiểm tra cường độ đất nền
  • Kiểm tra điều kiện chống trượt của nền móng
  • Kiểm tra độ lún lệch phương tương đối cho móng
  • Kiểm tra điều kiện chống cắt
  • Tính toán nội lực của dầm móng, bằng các phần mềm chuyên dụng
  • Tính toán cốt thép dầm móng

Ngoài ra cũng có thể sử dụng những phần mềm vi tính hỗ trợ tính toán xây dựng để hỗ trợ trong việc xây dựng nền móng và mang lại độ chính xác cao hơn.

Việc xây dựng nền móng cho ngôi nhà là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vì thế nên cần tính toán chính xác rõ ràng từng chi tiết nhỏ để có độ chính xác cao để mang lại an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Việc tính toán chính xác điều này cũng sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể biết trước được chi phí nguyên vật liệu cần phải bỏ ra để tránh chi phí phát sinh một cách lãng phí mà vẫn bảo đảm được việc xây nhà đẹp.

Hình 4: Việc xây dựng nền móng cho ngôi nhà là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vì thế nên cần tính toán chính xác rõ ràng từng chi tiết nhỏ để có độ chính xác cao và mang lại an toàn cho người sử dụng.

Bài viết trên đây SMJA đã chia sẻ cho các bạn đôi nét về móng băng và về cách tính toán móng bang. Nếu như bạn còn khó khăn cần tìm hiểu hay muốn tư vấn nhiều hơn về cách thiết kế trang trí nội thất cho ngôi nhà của mình. Hãy liên hệ đến SMJA bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *