Đà Lạt chắc hẳn là cái tên vô cùng quen thuộc với giới trẻ này nay và nhất là đối với các bạn trẻ mê checkin. Là thành phố nổi tiếng được mệnh danh là thành phố của xứ sở ngàn hoa mà Đà Lạt còn ghi dấu với mọi người bởi nhiều nét độc đáo của kiến trúc nơi đây. Là thành phố có rất nhiều nền kiến trúc, khi nhắc đến những địa điểm nơi đây ta không thể nào có thể bỏ qua địa điểm Ga Đà Lạt.
Vì vậy hôm nay SMJA tour và các bạn cùng nhau hãy tìm hiểu về Nhà ga này nhé!
1. VÀI NÉT VỀ GA ĐÀ LẠT
Ga Đà Lạt là một trong những kiến trúc cổ được khởi công xây dựng từ năm 1932 đến 1938, do kiến trúc sư Revéron thiết kế với hình thức kiến trúc Anglo – normand mới và chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại. Đây cũng là lần đầu tiên người ta đưa yếu tố mỹ thuật và kiến trúc vào xây dựng một công trình.
Nhà Ga Đà Lạt còn là nhà Ga “cao nhất” Việt Nam vì nó nằm ở độ cao 1500m so với mặt biển. Ga Đà Lạt được công nhận là di tích lịch sử – kiến trúc Quốc gia ngày 28/12/2001. Nơi đây cũng được xem là nhà ga đẹp nhất và cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương.
2. KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA NHÀ GA
Ga Đà Lạt toạ lạc ở số 1 Quang Trung, Phường 9, Thành phố Đà Lạt,Lâm Đồng. Đây cũng là nhà ga duy nhất của khu vực Tây Nguyên và cũng là một chứng nhân lịch sử đã gắn bó với “xứ ngàn thông” này qua nhiều thời kì.
Nhà GA có bố cục đối xứng với chiều dài 66,5m chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m và mang hình dạng của ba đỉnh núi Langbiang hùng vĩ và cả nét đặc trưng của những mái nhà rông Tây Nguyên.
Nhà ga có kiến trúc tựa như nhà ga ở các tỉnh miền nam nước Pháp với lối kiến trúc thiết kế theo hướng phần mái vòm uốn cong nên mái đủ độ dốc như sườn núi và rất hợp với vùng có nhiều mưa như Đà Lạt giúp thoát nước nhanh, khó bám rêu làm bẩn mái
Ở phía trước có chiếc đồng hồ ghi lại thời gian bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra thành phố Đà Lạt nhằm để lúc nào du khách đến đây cũng sẽ biết rõ về nguồn gốc và sự hình thành của mảnh đất này.
Bên trong nhà ga Đà Lạt được thiết kế một tầng và hai sảnh. Một sảnh dành cho hành khách và một sảnh là nơi để hàng hóa và giữa hai lối đi này là nơi để ngồi chờ tàu. Khối kiến trúc giữa này chỉ có 1 tầng với không gian rộng và chiều cao lên tới mái. Dưới những đỉnh chóp mái bên trong nhà ga Đà Lạt còn có các ô kính màu chạy dọc để luôn luôn đưa ánh sáng từ các hướng vào phòng Ga, nhờ vậy không bị tối tăm khi không có điện.
Về tổng thể, kiến trúc công trình ga Đà Lạt mang trên mình một nét riêng tạo ra được sự hài hòa với thiên nhiên và là một điểm nhấn đô thị độc đáo đối với nơi đây.
Có thể nhận thấy rằng Ga Đà Lạt chính là một điểm hết không thể bỏ qua của du khách khi có dịp đến thăm Đà Lạt. Tại đây còn trưng bày đầu tàu hơi nước cổ và một quán cà phê nằm trong một toa tàu. Khung cảnh lãng mạn cùng kiến trúc cổ kính của nhà ga là nơi mà nhiều người tới “săn” những tấm ảnh đẹp.
Hiện nay, nhà ga Đà Lạt đã bị tách khỏi hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam, nhưng vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn. Nhà ga duy trì một đoàn tàu du lịch gồm 1 đầu máy và 4 toa đi – về tới ga Trại Mát.
Nhận thấy ý nghĩa của công trình ga Đà Lạt và tuyến đường sắt huyền thoại, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trương khôi phục tuyến đường sắt này nhằm bảo tồn công trình kiến trúc, góp phần phát triển du lịch, kinh tế – xã hội của các địa phương trên tuyến.
3. THỜI GIAN THAM QUAN GA ĐÀ LẠT
Ga Đà Lạt hiện nay mở cửa lúc 7H sáng và không nhận khách tham quan vào sau 17H nên các bạn lưu ý khoảng thời gian này để không phải đến rồi lại về.
Thời gia tham quan tốt nhất trong ngày là khoảng thời gian từ 8 giờ đến 10 giờ sáng. Vì lúc này thì thời tiết dể chịu, không quá lạnh và trời không quá nắng nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái cho chuyến tham quan.
Hiện nay, vé vào nhà Ga có giá là 10.000đ/người. Là một khoản chi phí tham quan quá là thấp phải không nào. Vì thế nên nếu có dịp đến thăm quan Đà Lạt chắc chắn bạn phải dành thời gian để đến đây nhé! Nếu các bạn đang muốn thiết kế nội thất hoặc quan tâm đến các thông tin thiết kế nội thất thì hãy liên hệ với SMJA nhé!