Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến những rừng cà phê bát ngát, những cao nguyên đầy nắng gió, những vũ điệu cồng chiêng lạ mắt và những ngôi nhà rông độc đáo. SMJA tour sẽ mang đến những khám phá đầy thú vị về kiến trúc Tây Nguyên đại ngàn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Vùng đất Tây Nguyên
Hình 1: Vùng đất Tây Nguyên

1. Vật liệu được sử dụng trong kiến trúc Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên nói chung và ở nơi các đồng bào dân tộc thiểu số Trường Sơn nói riêng, kiến trúc nhà ở và nhà mồ chính là nét đặc trưng cơ bản, độc đáo và khác biệt nhất. 

Thứ nhất, vật liệu hoàn toàn từ thiên nhiên như gỗ, tre, nứa,lồ ô… Cột là những thân gỗ to chắc như trắc, hương đảm bảo không bị mối mọt mục ruỗng. Mái lá thì thường là mái cỏ tranh lợp thành nhiều lớp. Người thôn bản tự thiết kế, tạo hình bằng những chiếc rìu (Sagac) theo đặc trưng kiến trúc dân tộc.

Nguyên vật liệu hoàn toàn từ thiên nhiên
Hình 2: Nguyên vật liệu hoàn toàn từ thiên nhiên

Thứ hai, các cột hay xà nhà của nhà sàn hoặc nhà rông chỉ đặt chồng lên nhau hoặc ghép mấu vào nhau. 

Thứ ba, trên các thân cột và xà ngang được chạm trổ, điêu khắc, vẽ những hình ảnh thân thuộc về đời sống sinh hoạt của dân miền núi như chim, rùa, kỳ đà, mặt trời, cây cối,… Các ngôi nhà thường được dựng theo hướng Bắc-Nam để đón gió và tránh nắng.

Các tác phẩm điêu khắc đặc trưng ở Tây Nguyên
Hình 3: Các tác phẩm điêu khắc đặc trưng ở Tây Nguyên

2. Kiến trúc Nhà Rông

Nhà rông là kiểu nhà sàn đặc trưng của vùng Tây Nguyên miền núi, là nơi ở, nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi tụ họp của dân làng, thường thấy ở phía Bắc Tây Nguyên như Gia Lai, Kom Tum, Ba Na,…

Nhà rông- kiểu kiến trúc phổ biến ở Tây Nguyên
Hình 4: Nhà rông- kiểu kiến trúc phổ biến ở Tây Nguyên

Kiến trúc nhà rông ở mỗi dân tộc sẽ có những nét riêng, tuy vậy nhìn chung nhà rông có kiến trúc cao khoảng từ 15-18m, mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu có cấu trúc hình elip và vươn lên trời.

Kiểu mái hình lưỡi rìu, cao chót vót
Hình 5: Kiểu mái hình lưỡi rìu, cao chót vót

Có 2 loại nhà rông là nhà rông trống và nhà rông mái, nhà rông mái thường rất cao, có khi lên đến 30m.

Mái nhà rông gồm 2 mái chính và 2 mái phụ. Nhà xây cách đất từ 7 đến 9 bậc thang, khung nhà được dựng từ nhiều loại gỗ quý lâu năm, kết thành kèo. 

bên trong nội thất nhà Rông - kiến trúc Tây Nguyên
Hình 6: Bên trong nội thất nhà Rông

Nội thất nhà rông gồm những dụng cụ sinh hoạt quen thuộc như cồng, chiêng, cung tên, sừng và xương sọ của thú dữ…tất cả thể hiện nền văn hóa đặc trưng trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

bên trong nội thất nhà Rông - kiến trúc Tây Nguyên
Hình 7: Nơi sinh hoạt tập thể của các buôn làng

3. Kiến trúc Tây Nguyên Nhà Mồ

Nhà mồ được xem như nơi ở chính thức và quan trọng của con người, bởi họ quan niệm rằng cõi trần chỉ là chốn tạm bợ, vì thế mà nhà mồ cũng được chú trọng thiết kế và xây dựng tỉ mỉ. 

Nhà mồ là nơi ở quan trọng thứ 2 của người dân nơi đây
Hình 7: Nhà mồ là nơi ở quan trọng thứ 2 của người dân nơi đây

Thường được xây cách làng 300m, kích thước nhà mồ to nhỏ khác nhau, có mái nhà, tường và có toàn bộ vật dụng mà người chết đã từng dùng lúc còn sống.

Các số liệu để xây dựng nhà mồ không dùng dụng cụ đo lường mà được nhắm bằng cánh tay, sải tay, gang tay,..

Kỹ thuật dựng nhà mồ hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu tự nhiên như gỗ, nứa, lá; công cụ xây dựng bằng dao, rìu và không dùng cưa nhằm tạo nên vẻ mộc mạc, nguyên sơ.

Xung quanh trang trí những bức tượng gỗ bằng gỗ hương, gỗ đỏ vỏ, cà chít,… tất cả được điêu khắc hoa lá, con vật theo văn hóa tín ngưỡng của người Tây Nguyên hết ức độc đáo và lạ mắt. 

Các bức tượng gỗ được đặt xung quanh nhà mồ
Hình 9: Các bức tượng gỗ được đặt xung quanh nhà mồ
Tượng mẹ đèo con dùng trang trí quanh nhà mồ
Hình 10: Tượng mẹ đèo con dùng trang trí quanh nhà mồ

Ngày nay, ở các khu nghĩa địa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, những ngôi mộ được xây bằng bê tông, cốt thép đang dần được thay thế. Tuy vậy nhà mồ truyền thống vẫn là nét văn hóa độc đáo không thể thay thế được của Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc ta nói chung.

Nếu bạn là một người yêu thích khám phá các văn hóa dân tộc thì không thể bỏ qua nơi Tây Nguyên đại ngàn này, SMJAtour rất vui vì mang đến cho bạn những kiến thức và trãi nghiệm thú vị này!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *