Mảnh đất Pleiku thường được nhắc đến với Biển Hồ hùng vĩ, những đồi trè xanh mướt trải dài mênh mông hay là những con đường thông lá kim lãng mạn,…  Ngoài ra khi có dịp đặt chân đến đây, ta không thể nào có thể bỏ qua Quảng trường Đại Đoàn Kết ở nơi phố núi này. Nơi đây được mệnh danh là trái tim của thành phố Pleiku, là nơi giúp ta mở mang được một phần lịch sử của nước nhà, khiến bạn có một cảm giác hào hùng và tự hào vô bờ bến về dân tộc Việt Nam. Hãy cùng SMJA tìm hiểu về Quảng Trường Đại Đoàn Kết-biểu tượng thành phố núi Pleiku này bạn nhé!

Không gian nhìn từ phía trước quảng trường đại đoàn kết
Hình 1: Không gian nhìn từ phía trước Quảng trường Đại đoàn kết

1. VÀI NÉT VỀ QUẢNG TRƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT:

Quảng Trường Đại Đoàn kết được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh vào ngày 16-11-2012.

Sau khi khánh thành, Quảng trường là một trong những công trình kiến trúc xác lập được nhiều kỷ lục nhất cả nước và được Guinness Việt Nam công nhận là quảng trường có bức tượng Bác Hồ lớn nhất. Nơi đây được ví như là trái tim của thành phố Pleiku.

Bức tượng Bác bằng đồng cao nhất
Hình 2: Bức tượng Bác bằng đồng cao nhất

2. KIẾN TRÚC ĐẶC BIỆT CỦA QUẢNG TRƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT:

Quảng trường Đại Đoàn kết có khuôn viên 12ha rộng lớn. Đây không chỉ là công trình lịch sử văn hóa mang nơi này còn mang ý nghĩaa rất thiêng liêng khi tượng đài Bác Hồ được đặt ngay trung tâm quảng trường trước sự tôn kính và cùng tình cảm nồng nàn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Bác.

Tượng Bác cao 10,8m, đứng trên bệ cao 4,5m và có trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được làm từ đồng nguyên chất, khung xương làm từ thép không gỉ, là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất đất nước, cũng như là lớn nhất thế giới. Tượng này được làm 2 năm bởi nhà điêu khắc Nguyễn Bá Đua.

Hình ảnh “vị cha già kính yêu của dân tộc” đứng vững chãi trên bệ, giơ tay vẫy chào đồng bào khắp mọi miền đất nước là hình ảnh gợi nhắc đến tình cảm của Bác đối với dân, với nước và là hình ảnh vô cùng thiêng liêng với người dân nơi đây.

Hình ảnh người cha già kính yêu của dân tộc tại quảng trường đại đoàn kết
Hình 3: Hình ảnh người cha già kính yêu của dân tộc

Ở phía sau tượng Bác, là dãy phù điêu mô phỏng hình bông hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong như rừng núi Tây Nguyên bất tận. Bên cạnh đó là những nét chạm khắc điêu luyện về cuộc sống sinh hoạt,sản xuất và chiến đấu thường nhật của đồng bào nơi đây.

Phù điêu phía sau tượng Bác tại quảng trường đại đoàn kết
Hình 4: Phù điêu phía sau tượng Bác

Phía sau bức phù điêu, du khách có thể được chiêm ngưỡng ngộn núi nhân tạo mang hình dạng của núi Hàm Rồng- một ngọn núi cao linh thiêng ở Pleiku .

Hơn nữa giữa khuôn viên rộng lớn đấy là khối đá bazan hình trụ tạo thành tháp đá 3 lớp cao dần lên, đầy sức sống biểu thị sức mạnh đoàn kết của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bên phải và bên trái của bức phù điêu là 2 dàn cồng chiêng Tây Nguyên khá ấn tượng với những chiêng bằng và chiêng núm.

Cồng chiêng Tây Nguyên- đặc trưng nền văn hóa nơi đây
Hình 5: Cồng chiêng Tây Nguyên- đặc trưng nền văn hóa nơi đây

Hướng ra có 205 ô cỏ xanh ngút ngàn xen kẽ với đã granit tạo thành con đường cho mọi người tản bộ.

Đây là công trình đã vinh dự được trung tâm kỉ lục Việt Nam công nhận đạt 3 kỉ lục. Đó là bức tượng Bác Hồ bằng đồng, bức phù điêu bằng đá và dàn cồng chiên bằng đồng lớn nhất Việt Nam

Ngoài ra, còn có cột cờ cao 25m với lá quốc kỳ cờ đỏ sao vàng quen thuộc luôn luôn bay phấp phới trên bầu trời nước Việt. Phải nói là công trình kiến trúc này thật đặc sắc, đầy tính nghệ thuật,đáng được tôn vinh và tự hào

Con đường tản bộ cho du khách
Hình 6: Con đường tản bộ cho du khách

Tuy bác chưa một lần đến với Tây Nguyên, nhưng suy nghĩ và hành đôn gj của Bác luôn dõi theo những dân tộc nơi đây. Điều đó thể hiện rõ khi Bác viết thư gửi Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số Miền Nam tại Pleiku ngày 19/4/1946 đáp lại tình cảm yêu thương ấy, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn dành những tình cảm yêu quí với Bác cùng một lòng hướng về Bác và mong muốn được gặp Bác.  Tuy Bác đã đi xa nhưng trong lòng đồng bào Tây Nguyên vẫn luôn hướng về hình ảnh của người, hình ảnh của vị cha già kính yêu của dân tộc. Và nơi đây chính là một biểu tượng sinh động về tình cảm của đồng bào dâ tộc Tây Nguyên đối với Bác

3. HOẠT ĐỘNG XUNG QUANH QUẢNG TRƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT:

Ở đây không chỉ là nơi tham quan,dạo chơi mà còn là nơi tổ chức các dịp lễ Tết, mỗi khi xuân về quảng trường lại rộn rã tiếng cồng chiêng mừng tết đến. Những giai điệu biến tấu này sẽ ghi sâu vào tâm hồn của mỗi người khi đến nơi này.

Vào dịp này,bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm không khí Tết hòa trộn với sự nhộn nhịp của mảnh đất Pleiku. Ai ai cũng kéo nhau đến đây ngắm nhìn bầu trời đầy pháo hoa rực rỡ cả một màn đêm. Vì vậy lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Hoạt động xung quanh quảng trường đại đoàn kết
Hình 7: Hoạt động xung quanh quảng trường đại đoàn kết

3. TỔNG KẾT

Ngoài ý nghĩa về lịch sử văn hóa và tâm linh với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Quảng Trường Đại Đoàn Kết còn góp phần giáo dục về truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc ta. Qua đó giúp chúng ta phát huy lòng yêu nước và tinh thần đại đoàn kết của Tây Nguyên. Nếu như có dịp đến đây SMJA chắc chắn rằng đây sẽ là điểm thăm quan mà các bạn không nên bỏ qua. Hãy note lại địa điểm này cùng SMJA bạn nhé!

Xem thêm:

+ KIẾN TRÚC CHÙA CẦU – ĐẬM CHẤT NƠI PHỐ CỔ

+ KIẾN TRÚC KHUÊ VĂN CÁC – BIỂU TƯỢNG CỦA TẦM NHÌN GIÁO DỤC

+ SMJA TOUR : ĐOÀN TÀU Ở XỨ SỞ THẦN TIÊN – MƯỜNG HOA SAPA

+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *